Ý Nghĩa Song Long (Rồng)

Đăng lúc 17:04:34 21/12/2020

Rồng được là linh vật được hình tượng hóa từ trí tưởng tượng của con người, rồng có sức mạnh thần linh nhưng có sự phân biệt giữa Tây và Đông phương. Chúng ta thường biết đến rồng theo Đông phương : là biểu tượng phong thủy may mắn và chứa đựng sức mạnh quyền lực to lớn. Linh vật này được coi là biểu tượng của Hoàng đế, người quân tử và là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ.

Rồng là con vật đứng đầu tiên trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Vì thế nó con vật có vượng khí lớn nhất trong phong thủy, mang năng lượng của đất trời và sức mạnh vô cùng lớn.

Từ xưa Rồng luôn là linh vật tượng trưng thiên mệnh cao cả và tối thượng như vua. Vì lẽ đó vua thường mặc áo có thêu hình con rồng (long bào), ngai vàng, cung điện đều khắc chạm hình rồng...

Còn trọng phong thủy, "long khí" là sinh lực của vũ trụ, nó ẩn hiện trong lòng đất, vận chuyển thành long mạch, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm...

Trong phong thủy, biểu tượng rồng mang ý nghĩa thịnh vượng, trừ tà nên người Việt thường thích bày trong nhà những vật dụng trang trí có hình rồng và coi đó như một cách làm tăng thêm may mắn.

Hình ảnh Con Rồng trong các nền văn hóa

Đối với các nước phương Tây, con rồng tượng trưng cho sức mạnh quyền lực linh thiêng nhưng có phần nghiêng về cái ác nhiều hơn chính nghĩa. Hình ảnh con rồng không gây được sự thiện cảm đối với họ :  vì theo Tây phương rồng được hiểu như là sức mạnh từ bóng tối mang đến sự hủy diệt chết chóc, rồng không là điềm báo của sự may mắn như phương Đông.

Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên.

Quan niệm phổ biến về con rồng linh thiêng đó là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh… Trải qua bao đời, các nhà nghệ thuật ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, mang ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.

Ở Việt Nam, hình tượng con rồng để chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Với câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng cháu tiên đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt.

Hình tượng con rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Từ thời nhà Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua và hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.

Trong thời kỳ Việt Nam bị đô hộ bởi Trung Hoa, rồng Việt Nam dần dần được cách điệu mang nét riêng, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và thường được trang trí ở những nơi linh thiêng. Vào thế kỷ XI, hình tượng con rồng thật sự của Việt Nam đã được ra đời. Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng luôn là hình ảnh sâu đậm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

ZALO
FACEBOOK
0938 555 958